Coglapix® và Quy trình Kiểm soát bệnh Viêm phổi Dính sườn do Actinobacillus Pleuropneumoniae (APP)

Trong những năm gần đây, các nước trên thế giới thường kiểm soát APP theo một quy trình nghiêm ngặt, gồm: quy trình chăn nuôi hiệu quả, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, theo dõi đàn thường xuyên, chuẩn đoán, phòng bệnh và điều trị. Vậy ở Việt Nam,...

.

--> APP gây thiệt hại như thế nào cho các trại heo?

--> Các biện pháp nào có thể kiểm soát được APP?

--> Vì sao Coglapix® là sự lựa chọn hiệu quả và an toàn?

--> Thế nào là một quy trình kiểm soát APP hiệu quả nhất?

--> Kết luận

.

COGLAPIX® VÀ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ BỆNH VIÊM PHỔI DÍNH SƯỜN DO ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE (APP) 

COGLAPIX® AND THE PROCEDURE TO CONTROL PLEURO-PNEUMONIA CAUSED BY ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE (APP)

Tác giả PHẠM Châu Giang, Chuyên viên Kỹ thuật Heo - CEVA Animal Health Việt Nam

.

APP GÂY THIỆT HẠI NHƯ THẾ NÀO CHO CÁC TRẠI HEO?

Viêm phổi do Actinobacillus pleuropneumonia (APP) là một trong những bệnh hô hấp nguy hiểm, đặc biệt là trên đàn heo thịt. Trong trường hợp cấp tính, APP gây khó thở (thở kiểu chó ngồi), chết có máu mũi, viêm màng phổi kèm theo các áp xe. Tỉ lệ chết có thể lên đến 15% (R. Krejci, 2010).

Hình 1: Heo thịt bị chết do APP và bệnh tích viêm màng phổi kèm theo áp xe
 (Nguồn: G. P. Martineau, Ph. Ch. Giang)

Trường hợp mãn tính, APP làm tăng tiêu tốn thức ăn, giảm 84g tăng trọng ngày và thời gian xuất chuồng tăng 6 ngày (Rohrbach, 1993). Đó là chưa kể chi phí điều trị mà trại heo phải bỏ ra. Tại châu Âu, thiệt hại về kinh tế do APP tại một trại 600 nái là 28.000 € một năm, tương đương 784 triệu đồng (White, 2003).

^ Đầu trang

.

CÁC BIỆN PHÁP NÀO CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC APP?

Bên cạnh biện pháp an toàn sinh học, hai biện pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay là kháng sinh và vắc xin.

1. Kháng sinh

Sử dụng kháng sinh đang là biện pháp khá phổ biến. Theo quan niệm của người chăn nuôi, biện pháp này có thể kiểm soát được nhiều bệnh cùng một lúc. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chú ý rằng đối với các bệnh, đặc biệt trong các bệnh hô hấp, heo thường bị nhiễm bệnh ở nhiều giai đoạn khác nhau.

Khi dùng kháng sinh với mục đích kiểm soát APP, người chăn nuôi cần lưu ý những điểm sau:

  • MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) của các loại kháng sinh chống lại APP rất cao so với những vi khuẩn khác. Do đó để kiểm soát tốt APP thì người chăn nuôi cần một lượng kháng sinh đặc trị liều cao trong một thời gian dài. Như vậy, chi phí thú y sẽ tăng lên rất nhiều.
  • Độc tố là tác nhân gây bệnh chính của APP. Kháng sinh chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng không thể trung hòa được độc tố của APP. Do đó, sau khi áp dụng chương trình kiểm soát APP bằng kháng sinh, độc tố vẫn còn hiện diện và gây hại cho đàn heo, các triệu chứng bệnh tích như sốt, viêm phổi dính sườn, áp xe vẫn tiếp tục xảy ra và người chăn nuôi vẫn bị thiệt hại.
  • Trộn kháng sinh với thức ăn không phải là biện pháp lâu dài do lo ngại hiện tượng đề kháng thuốc của vi khuẩn. Người chăn nuôi có thể thấy hiệu quả ở những lần sử dụng đầu tiên, nhưng ở những lần tiếp theo, cũng kháng sinh đó nhưng bệnh sẽ có thể tiếp tục xảy ra và trại chịu thiệt hại là điều khó tránh khỏi.

^ Đầu trang

.

2. Vắc xin

Hiện nay vắc xin kiểm soát APP được chia thành 2 loại là vắc xin vi khuẩn và vắc xin giải độc tố.

Vắc xin vi khuẩn có thể kiểm soát được các chủng APP có trong vắc xin. Trong trường hợp các chủng APP lưu hành trong trại là những chủng có trong vắc xin thì các heo tiêm phòng được bảo vệ. Tuy nhiên, nếu trong trại có chủng APP khác với chủng APP trong vắc xin hoặc vì một lí do nào đó, những chủng APP khác xâm nhập được vào trại thì trại sẽ không được bảo hộ và bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát.

Hình 2: Một ví dụ về việc kiểm soát APP bằng vắc xin vi khuẩn.

Hiện nay có đến 15 serotypes APP, nhưng phần lớn các bệnh tích trên đường hô hấp lại do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại độc tố RTX có tên là Apx I, Apx II và Apx III. Vì vậy, vắc-xin giải độc tố xuất hiện và kết hợp độc tố Apx với tất cả các kháng nguyên bám quan trọng nhằm giúp heo tiêm phòng tạo ra sự bảo hộ đầy đủ. Điều đó cũng có nghĩa, heo tiêm phòng sẽ được bảo vệ trước bất kì chủng APP nào và giải quyết được nhược điểm của vắc-xin vi khuẩn.

Hình 3: Heo tiêm vắc xin giải độc tố (chứa 3 giải độc tố Apx I, II, III) sẽ được bảo hộ chống lại tất cả các chủng APP

Tuy nhiên, vắc xin giải độc tố cần cân bằng được thành phần LPS (lipopolisacharide). Thành phần này tuy giúp tăng đáp ứng miễn dịch nhưng ngược lại có thể gây nên hiện tượng sốc vắc xin như nổi mẩn đỏ ngoài da, heo co giật, ói mửa, bỏ ăn. Trong trường hợp nặng, sốc vắc xin có thể gây chết heo.

Hình 4: Heo bị sốc vắc xin sau khi làm vắc xin với các triệu chứng co giật, nổi mẩn đỏ ở da
 (Nguồn: Eric BRUNIER)

^ Đầu trang

.

VÌ SAO COGLAPIX® LÀ SỰ LỰA CHỌN HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN?

Coglapix® là một vắc xin giải độc tố. Thành phần chính của vắc xin là các độc tố Apx I, II, III của APP, lipopolisacharide và proteine màng ngoài.

Hình 5: Vắc xin Coglapix®

Bên cạnh tính hiệu quả về mặt lâm sàng (bệnh tích trên phổi giảm) và trên năng suất đàn heo tiêm phòng (giảm tỉ lệ chết, giảm tiêu tốn thức ăn, giảm chi phí điều trị), sản phẩm Coglapix® của Ceva Santé Animale còn cho thấy ưu thế của mình trong việc khắc phục các nhược điểm thường gặp để có kết quả tiêm phòng tốt hơn. Với chất bổ trợ hydroxide nhôm (Al(OH)3) chất lượng cao kết hợp với hàm lượng lipopolysaccharids được kiểm soát tốt, Coglapix® chỉ tạo ra một vài phản ứng mức độ nhẹ sau khi tiêm (đọc thêm bài “Viêm phổi - Màng phổi trên heo - Sự bảo vệ tốt Không gây Stress: COGLAPIX®” để tìm hiểu hai thí nghiệm thực địa tại Thái Lan và Philippine).

Do đó, đàn heo sẽ giảm stress do mũi tiêm và có thể quay lại ăn uống sớm, qua đó góp phần tăng năng suất của đàn heo.

^ Đầu trang

.

THẾ NÀO LÀ MỘT QUY TRÌNH KIỂM SOÁT APP HIỆU QUẢ NHẤT?

Để có thể kiểm soát APP hiệu quả, CEVA Animal Health đề nghị thực hiện quy trình kiểm soát APP, gồm 4 bước như sau:

- Đầu tiên, người chăn nuôi cần xác định sự hiện diện của APP trong trại thông qua chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh (ví dụ như phương pháp ELISA).

- Trong trường hợp APP đang lưu hành trong trại, người chăn nuôi cần đánh giá ảnh hưởng của APP lên đàn heo bằng cách tiến hành chấm điểm phổi trong lò mổ.

- Nếu trại đang bị tác động bởi APP, người chăn nuôi cần đưa ra một giải pháp nhằm kiểm soát APP hiệu quả, ví dụ thực hiện chương trình tiêm phòng với Coglapix®. Kết quả xét nghiệm huyết thanh sẽ giúp người chăn nuôi xác định thời điểm tiến hành chủng ngừa hợp lí.

- Cuối cùng, nên thường xuyên chấm điểm phổi mỗi 3 đến 6 tháng một lần để theo dõi tình hình APP cũng như hiệu quả của biện pháp đang áp dụng trong trại.

Biểu đồ 1: Quy trình kiểm soát APP từ sự kết hợp giữa vắc-xin Coglapix®, xét nghiệm huyết thanh và chấm điểm phổi trong lò mổ

^ Đầu trang 

.

KẾT LUẬN

Coglapix® cung cấp sự bảo hộ chống lại tất cả serotype và không gây ra PVR, qua đó giúp người chăn nuôi kiểm soát APP một cách hiệu quả và an toàn. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa vắc xin Coglapix®, xét nghiệm huyết thanh và chấm điểm phổi sẽ đem lại cho người chăn nuôi một quy trình hiệu quả trong việc kiểm soát APP.

^ Đầu trang

.

<< Trở lại trang Bệnh Viêm phổi - màng phổi trên heo

<< Trở lại trang Các bệnh thường gặp

Đầu trang