.
--> Giới thiệu
--> Căn bệnh
--> Kết luận
.
VIÊM PHỔI - MÀNG PHỔI TRÊN HEO: CHUẨN ĐOÁN TỐT ĐEM LẠI HIỆU QUẢ BẢO VỆ CAO
(PORCINE PLEUROPNEUMONIA FROM A GOOD DETECTION TO A GOOD PROTECTION)
Tác giả: Tiến sĩ Eric Brunier, Giám đốc Thị trường khu vực về Heo của Ceva Animal Health Châu Á - Thái Bình Dương
.
GIỚI THIỆU
Viêm phổi - màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae là một hiểm họa nguy hiểm trong ngành chăn nuôi heo.Thiệt hại kinh tế có thể lên đến 28.000 € một năm (khoảng 7,67 tỉ đồng) đối với một trại 600 nái. Số tiền bị mất do heo đang nuôi trong trại bị chết, bệnh ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của heo và chi phí điều trị phải bỏ ra. Hầu hết trại chăn nuôi không chú ý nhiều đến triệu chứng của các chủng độc lực yếu hay độc lực biến đổi. Khảo sát ở các lò mổ cho thấy tùy thuộc vào quốc gia mà tỉ lệ trại bị nhiễm bệnh có thể lên đến 20%. Để có sự bảo vệ tốt nhất cần phải chuẩn đoán các trường hợp bệnh thật chính xác. Nhưng điều này không dễ và chuẩn đoán cần được tiến hành theo một quy trình nghiêm ngặt để tránh mọi sai lầm có thể phát sinh.
Kháng sinh thường được sử dụng với số lượng lớnmột cách phổ biến nhưng kết quả mang lại không cao. Không có sự bảo vệ nào hoàn hảo nếu không thực hiện cách ly các heo từ bên ngoài một cách cẩn thận trước khi chính thức cho nhập đàn. Trong mọi trường hợp, giải pháp lâu dài là phải tiến hành nhiều biện pháp, trong đó nên thực hiện tiêm phòng cho đàn.
Viêm phổi - màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) được xem là bệnh gây nhiều thiệt hại kinh tế quan trọng cho ngành chăn nuôi heo. Tuy nhiên, APP lại bị đánh giá thấp thời gian gần đây khi những người chăn nuôi chỉ tập trung đến bệnh PRRS (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome: Hội chứng Sinh sản và Hô hấp trên heo) và PCVAD (Porcine Circovirus type 2 Associated Disease: bệnh do Circovirus type 2 gây ra). APP có thể bị bỏ qua nếu không quan sát cẩn thận các trường hợp bị PRDC (Porcine Respiratory Disease Complex: bệnh phức hợp trên hệ thống hô hấp ở heo) trong trại. Cần phải nhớ rằng APP gây ảnh hưởng xấu trên năng suất đàn heo và thiệt hại kinh tế. Do đó, cần thực hiện nhiều bước chuẩn đoán để hỗ trợ việc phát hiện và ngăn ngừa bệnh này vì đôi khi các triệu chứng của APP không rõ ràng và khó phát hiện. Mục tiêu của bài viết này là đề cập đến những yếu tố cần quan sát của bệnh và những phương pháp chuẩn đoán khả thi nhất.
.
CĂN BỆNH
Trường hợp cấp tính của APP rất dễ nhận thấy với triệu chứng sốt, đỏ da (mũi, tai, chân và toàn thân), khó thở, ho, suy nhược, thở dốc, thở thể bụng và đôi khi ói mửa. Nếu không chữa trị kịp thời, heo sẽ chết chỉ sau vài giờ (thấy được trên 50% trường hợp trong điều kiện thí nghiệm) (hình 1). Cho dù đã được điều trị đầy đủ nhưng tỉ lệ chết vẫn khá cao. Và trong trường hợp quá cấp, heo có thể chết mà không biểu hiện bất kì triệu chứng gì.
Hình 1 Tỉ lệ chết cao trong trường hợp APP cấp tính
(Nguồn: Giáo sư G.P Martineau Trường Thú Y Toulouse - France)
Sau khi lấy sinh thiết, có thể quan sát dễ dàng bệnh tích đặc trưng trên phổi: phổi bị viêm ở các thùy khác nhau (chủ yếu ở thùy hoành cách mô), viêm màng phổi có fibrin và nốt áp xe (hình 2, hình 3). Khi heo được điều trị và không chết, các bệnh tích này sẽ lành lại. Trong điều kiện thí nghiệm, bệnh tích dính sườn có fibrin có thể được trị khỏi sau 3 tháng. Vì thế, khi heo bị nhiễm bệnh, ngoài vấn đề giảm năng suất của đàn thì trại phải chịu thêm một khoản thiệt hại khác là chi phí điều trị. Các chi phí này khá cao vì bệnh thường xuất hiện trên heo lớn, chủ yếu là giai đoạn heo thịt. Ở heo con, khi được uống sữa đầu chứa kháng thể mẹ truyền ngay từ giai đoạn sớm, có thể được bảo vệ khỏi bệnh này. Vì thế, thời điểm sớm nhất bệnh có thể xảy ra là sáu tuần tuổi. Thông thường, người chăn nuôi dùng kháng sinh khi kháng thể mẹ truyền xuống thấp, điều này làm cho bệnh xuất hiện trễ hơn, vào thời điểm đàn heo được khoảng 50 -60 kg cho đến khi xuất chuồng.
Hình 2 Nốt áp-xe
(Nguồn: LDA 22 – Plougragan - France)
Hình 3 Nốt áp xe
(Nguồn: LDA 22 – Plougragan - France)
.
ĐỘC LỰC VÀ CÁC BIẾN CHỦNG
Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích phụ thuộc vào độc lực của từng chủng. Độc lực của A. pleuropneumoniae được phân loại theo kiểu kháng nguyên và có thể thay đổi theo từng vùng địa lí. APP được chia thành hai biotype, dựa vào NAD (Nicotinamide Adenine Dinucleotide) - một coenzyme có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của heo. Hiện nay các chủng có thể được phân thành ít nhất 15 serotypes (13 serotype thuộc biotype I và 2 serotype thuộc biotype II). Cũng có một số chủng không được phân loại. Trong cách tiếp cận đơn giản với bệnh, theo kinh nghiệm ở Bắc Mỹ, sau khi xem xét độc lực của các chủng cũng phải tính đến serotype (như Bảng 1). Bên cạnh serotype có độc lực cao (1, 5 và 7), cũng có những chủng có độc lực thấp như serotype 4 và 10. Các chủng này chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cận lâm sàng, nghĩa là không thấy được triệu chứng hay bệnh tích bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số tác nhân khác (như vấn đề sức khỏe, cách quản lý trong trại....), các chủng này có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng. Các chủng có độc lực biến đổi thường xuất hiện ở các đàn được nuôi theo lối truyền thống và không gây ra bất kì triệu chứng gì. Khi một trại đang có các chủng độc lực cao hoành hành thì hậu quả mà chúng mang lại rất rõ ràng, nhưng đối với sự hiện diện của các chủng độc lực thấp hoặc biến đổi thì thường không rõ ràng và dễ dàng bị bỏ qua.
Bảng 1 Các serotype của Actinobacillus pleuropneumoniae
Dù với độc lực nào, trong heo khỏe mạnh cũng hiện diện APP (ở phần khí quản và phần trên của đường hô hấp). Các heo mang mầm bệnh này đem lại nhiều nguy cơ cho việc xuất hiện dịch và là mối đe dọa trong chương trình loại thải vì chúng không thể nhận biết được chỉ bằng xét nghiệm huyết thanh.
Một căn bệnh với nhiều vấn đề cần xem xét:
Dù được biết đến từ năm 1957 nhưng hiện nay, các nhà chăn nuôi và nhà nghiên cứu đang đối mặt với một trường hợp mới có khả năng làm thay đổi toàn bộ các kiến thức đã biết. Như các kiến thức trước đây, độc lực của APP chủ yếu liên quan đến loài và lượng ngoại độc tố tiết ra. Apx I có khả năng phá hủy hồng cầu và gây độc tế bào mạnh, còn khả năng phá hủy hồng cầu của Apx II khá yếu và gây độc tế bào ở mức trung bình trong khi Apx III mặc dù không phá hủy hồng cầu nhưng lại có khả năng gây độc tế bào khá mạnh. Tác động gây độc của Apx IV vẫn chưa được biết rõ. Những hiểu biết về APP ở trên cũng đủ để có cái nhìn toàn diện về phân bố độc lực của vi-rút này. Ví dụ như, serotype 2 được xem là chủng có độc lực thấp ở Bắc Mỹ (Apx II) và chủng độc lực cao ở châu Âu (Apx I và III). Thế nhưng gần đây, ở Bắc Mỹ, các trường hợp lâm sàng cũng được quy cho serotype 2. Các trường hợp nhiễm thực địa cho thấy có khả năng lây lan serotype trong đàn nái ở vài trại, trong khi ở một vài trại khác lại thấy khả năng lây lan serotype trong đàn thịt.
Nếu APP là nguyên nhân chủ yếu gây ra dịch thì nó chỉ thường gây ra các triệu chứng thứ cấp trong thể bệnh PRDC. Khả năng gây bệnh được tăng lên khi có sự xuất hiện của Mycoplasma hyopneumoniae (một chủng độc lực thấp, không thể gây ra các triệu chứng viêm phổi - màng phổi); như trong trại giống, âm tính với mọi chủng độc lực của APP, nhưng khi có sự kết hợp giữa APP và M. hyopneumoniae có thể gây ra bệnh trên heo (trong trại nuôi bình thường có mua hậu bị từ trại giống).
.
QUẢN LÝ APP TRONG TRẠI
Sự quản lý cần được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt bao gồm chuẩn đoán, phòng bệnh, điều trị và thường xuyên theo dõi đàn cùng với các biện pháp an toàn sinh học và quy trình chăn nuôi hiệu quả.
1. Chuẩn đoán
Trước khi chuẩn đoán, phải có cái nhìn tổng quát về tình hình APP trong trại. Trong trường hợp bệnh cấp tính, có thể quan sát dễ dàng các dấu hiệu lâm sàng cùng với các bệnh tích sau khi chết nghi ngờ do APP gây ra. Phân lập vi khuẩn sẽ xác nhận kết quả chuẩn đoán chính xác hơn. Trong trường hợp PRDC mãn tính, khi mà APP có thể là đồng tác nhân với các tác nhân gây bệnh khác như M. hyopneumoniae, Haemophilus parasuis, Pasteurella spp., virus gây bệnh PRRS, PCV2, Aujeszky (bệnh giả dại), thì các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích thường không quan sát được. Lúc này, kiểm tra bệnh tích trong lò mổ và phân lập vi khuẩn được yêu cầu thực hiện để có một bức tranh dịch tễ hoàn chỉnh.
Sơ đồ 1 Quy trình chuẩn đoán APP
.
2. Phát hiện Vi khuẩn (Chuẩn đoán Trực tiếp)
Phương pháp này chính là quan sát bệnh tích trên phổi hay trên khí quản vòm miệng (bôi, quét, sinh thiết hoặc lấy toàn bộ mẫu). Mẫu khí quản được thực hiện trên heo thịt hoặc nái loại tại lò mổ hoặc từ heo nuôi trong trại. Có thể sử dụng phương pháp phân lập vi khuẩn hay PCR (Polymerase Chain Reaction) để thực hiện.
Việc phân lập này cần người có kinh nghiệm và kĩ năng làm việc. Đa số các phòng thí nghiệm hiện nay có khả năng thực hiện điều này. Tuy nhiên, việc phân lập bằng môi trường nuôi cấy chuyên biệt không có đủ độ nhạy. Mặc dù thiếu độ nhạy cần thiết nhưng nuôi cấy phân lập vẫn là tiêu chuẩn vàng và độ nhạy có thể được tăng lên nhiều lần nhờ phương pháp phân lập vi khuẩn chọn lọc sau IMS (Immuno-magnetic separation on micro beads: phân tách từ tính miễn dịch trên các hạt siêu nhỏ). Thế nhưng, phương pháp IMS thực hiện khá phức tạp và đắt tiền. Ngày nay xét nghiệm PCR có xu hướng ngày càng được sử dụng nhiều hơn và được xem như bước đầu tiên trong chuẩn đoán. Vì thế, hệ thống đặc hiệu theo loài ngày càng cần thiết để sử dụng và so sánh. Ngoài ra, cũng có các xét nghiệm chuyên biệt cho từng serotype đang có sẵn. Trái ngược với nuôi cấy phân lập, xét nghiệm PCR rất nhạy; tuy nhiên độ nhạy lại phụ thuộc vào phép thử được sử dụng. Một nghiên cứu thực hiện bởi Khoa Thú Y trường Đại học Montreal – Canada trên 9 phép thử thường được sử dụng và một bộ kít đang bán trên thị trường cho thấy chỉ có hai phép thử vừa có độ nhạy tốt vừa có tính chuyên biệt cao.
.
3. Chuẩn đoán Gián tiếp
Xét nghiệm huyết thanh học là công cụ quan trọng để theo dõi thường xuyên tình trạng của trại. Hai kiểu xét nghiệm ELISA đang được phát triển và có thể sử dụng như phương pháp hỗ trợ cho tính chính xác của chuẩn đoán. Xét nghiệm LC-LPS ELISA, phát triển bởi trường Đại học Montreal và được công ty Biovet phân phối trên thị trường. Xét nghiệm này chuyên biệt cho từng serotype, có độ nhạy cao, chuyên biệt và thích hợp với một số lượng lớn huyết thanh từ các trại. Vì thế, ngày càng được sử dụng như phương pháp xác định cuối cùng. Tuy nhiên, nếu muốn sàng lọc tất cả các serotype, phải sử dụng đến 7 phép thử và điều này vô cùng mắc tiền.
Xét nghiệm thứ hai là Apx IV ELISA, được công ty IDEXX phân phối trên thị trường. Xét nghiệm này dành riêng cho các ca nhiễm ngay tại trại và hướng đến tính chuyên biệt và độ nhạy cao. Xét nghiệm này có tính chuyên biệt cho loài. Hơn nữa, có thể được sử dụng để phân biệt thú đã tiêm vắc-xin và thú bị nhiễm bệnh. Để tóm tắt, quy trình sau đây có thể được khuyến cáo để sàng lọc nhiễm APP trong một trại (xem Sơ đồ 1). Tuy nhiên, tùy theo từng trại mà sơ đồ này có thể thay đổi thích hợp theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ thú y.
.
4. Liệu pháp Điều trị và Phòng bệnh bằng Kháng sinh
Ngay khi việc chẩn đoán đã hoàn thành, hay khi nghi ngờ heo bị nhiễm APP, điều trị bằng kháng sinh sẽ được bắt đầu với các kháng sinh tiêm. Khi bệnh đang phát triển, liệu pháp kháng sinh chỉ có hiệu quả khi nó được áp dụng vào giai đoạn rất sớm. Điều đó có nghĩa người chăn nuôi phải đánh dấu thú bệnh và điều trị toàn bộ heo trong lô.
Đề kháng kháng sinh tăng lên rất nhanh trong một số serotypes. Hiện nay, các kháng sinh còn hiệu quả là các kháng sinh thuộc nhóm β-lactam, đặc biệt là amoxicillin, nhóm tetracyclines với chlortetracycline và doxycycline, nhóm macrolids và kết hợp với tiamulin.
Phòng bệnh bằng kháng sinh: do thú mang mầm bệnh và lây lan từ heo mẹ, APP thường xuất hiện định kì trong trại nhiễm bệnh. Phòng bệnh bằng kháng sinh được người chăn nuôi sử dụng rộng rãi nhưng không đồng đều giữa các quốc gia. Điều này có thể kiểm soát bệnh hô hấp phức hợp trong trại, nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài. Sự phát triển của các dòng đề kháng với kháng sinh và nguy cơ tồn dư kháng sinh mang tới nhiều vấn đề rất quan trọng cho người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng và đặt ra nhu cầu cần có giải pháp để hạn chế hiện tượng này. Chương trình tiêm phòng hiệu quả và an toàn sinh học nên được thực hiện đồng đều hơn.
.
5. Tiêm phòng
Bài viết tiếp theo sẽ trình bày vấn đề này. Ở một số quốc gia, người chăn nuôi không mặn mà lắm với việc tiêm phòng vì hai lý do: vài vắc-xin đang lưu hành trên thị trường gây ra rất nhiều phản ứng phụ sau khi tiêm nên làm họ lo ngại và đây cũng có thể là nguyên nhân gây chết một bộ phận heo trong đàn. Lý do thứ hai là việc bối rối trong khi lựa chọn vắc-xin để chống lại toàn bộ các serotypes thường gây bệnh. Sử dụng vắc-xin để ngăn ngừa vi khuẩn gây ra mối nghi ngờ về tính hiệu quả của việc tiêm phòng. Tiến bộ trong kĩ thuật tiêm phòng và sử dụng COGLAPIX® của công ty Ceva Animal Health sẽ giải quyết được hai vấn đề này.
.
6. An toàn Sinh học
Quản lí kỹ thuật tốt và áp dụng biện pháp an toàn sinh học rất cần thiết để giải quyết vấn đề PRDC. Đối với APP, con đường chủ yếu của sự lây truyền là do thú mang mầm bệnh. Dụng cụ và không khí có vai trò không đáng kể.
Nái hậu bị và nọc phải được nhập từ đàn âm tính với chủng APP có độc lực của quốc gia đó (trại gốc). Trại gốc không có dấu hiệu lâm sàng không có nghĩa là không nhiễm bệnh. Cùng lúc đó, phải thực hiện biện pháp cách ly cẩn thận.
Trong trại bị nhiễm, biện pháp giống như trên phải được thực hiện. Trang trại nên ngăn ngừa các serotype khác xâm nhập vào trại một khi đã có một serotype đang tồn tại trong trại. Quản lí cùng vào – cùng ra, cùng với quản lí đàn, quy trình sát trùng đầy đủ, áp dụng nghiêm ngặt về mật độ đàn, độ thông thoáng tốt và quản lí nhiệt độ nên ở mức ấm áp, được khuyến cáo trong mọi trường hợp.
.
KẾT LUẬN
APP là mối nguy cần chú ý trong trại heo. Hậu quả về mặt kinh tế của nó không nên xem thường. Bệnh xảy ra rõ ràng hoặc ẩn dưới các triệu chứng của PRDC. APP có nhiều serotype với độc lực và đặc tích sinh học có thể thay đổi theo địa lý. Sự thay đổi về mặt địa lý này nhằm ngăn ngừa một chủng nào đó đột nhiên đột biến từ không độc lực thành độc lực thấp hay dòng biến đổi. Việc bảo vệ chống lại sự lây nhiễm đòi hỏi một quy trình theo dõi và chẩn đoán chặt chẽ.
Sự kiểm soát chặt chẽ heo nhập về rất cần thiết cho việc bảo vệ đàn. Khi tình trạng sức khỏe của đàn được nắm rõ, một liệu pháp phòng bệnh bằng kháng sinh có thể được áp dụng trong thời gian ngắn, nhưng giải pháp mang tính lâu dài chính là việc thực hiện tiêm phòng nghiêm túc với vắc xin hiệu quả và an toàn như COGLAPIX®.
.
(Nguồn: “Axis Special Swine Issue - Asia Pacific” - Tháng Mười Một năm 2009)
.