.
--> Giới thiệu
--> Nội dung và phương pháp nghiên cứu
--> Kết quả
.
APP: SO SÁNH BỐN LOẠI VẮC-XIN KHÁC NHAU TRONG ĐIỀU KIỆN THẬT TẾ Ở PHILIPPINE
(APP: Comparison of four different vaccines under field conditions in the Philippines)
Tác giả: Eric Brunier, Giám đốc Thị trường khu vực về Heo của CEVA Animal Health Châu Á - Thái Bình Dương
E. Brunier*, T. Plete**, R. Bijasa***, C. Ignacio, M. Irorita, R. Sanchez**, C. Hernandez
* Ceva Animal Health Asia Pacific, 3.06, Level 3, Wisma Academy, Lot 4A, Jalan 19/1, 46300 Petaling Jaya Selangor, Malaysia
** College of Veterinary Medicine, University of the Philippines, Los Banos, Laguna 4031, Philippines
*** Ceva Animal Health Philippines, E-1605 East Tower, Philippine Stock Exchange Center, Exchange Road, Ortigas Center, Pasig City, Philippines
.
GIỚI THIỆU
Ceva Santé Animale đã phát triển vắc-xin Coglapix® phòng chống bệnh Viêm phổi - màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae (App) nhằm bảo vệ đàn heo trước các dấu hiệu lâm sàng của bệnh và duy trì năng suất ngay cả trong môi trường bị nhiễm App mà không làm xuất hiện các phản ứng không mong muốn sau khi tiêm phòng như các vắc-xin giải độc tố đang có mặt trên thị trường. Đây cũng là vắc-xin giải độc tố, chứa toàn bộ vi khuẩn và đặc biệt có lượng lipo-polysaccharid phù hợp nhằm hạn chế các đặc tính tái hoạt động của các phân tử này. Thí nghiệm được thực hiện trong một trại công nghiệp ở Philippine để so sánh Coglapix® với hai vắc-xin giải độc tố và một vắc-xin vi khuẩn đang có mặt trên thị trường.
.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm thực hiện tại một trại heo công nghiệp 550 nái ở Philippine. Trại này đã từng xảy ra dịch App cấp tính năm tháng trước và trước khi thực hiện thí nghiệm không tiến hành chủng ngừa trên đàn heo. Trước khi tiến hành, sự hiện diện của App được kiểm tra bằng bộ kít IDEXX CHEKIT® Apx IV trên 15 heo nái có 1 đến 5 lứa đẻ và trên 15 heo từ 5 đến 6 tháng tuổi. 80% (12/15) heo nái và 33% (5/15) heo cho kết quả dương tính.
300 heo con 5 tuần tuổi được phân chia ngẫu nhiên vào 5 nhóm (mỗi nhóm được nuôi trong 4 chuồng 60 con). Chúng được tiêm phòng vào thời điểm 6 và 9 tuần tuổi với các vắc-xin khác nhau ở mỗi nhóm (Bảng 1). Ở nhóm đối chứng, heo con sẽ được tiêm nước muối sinh lý.
Bảng 1 Vắc-xin sử dụng trong mỗi nhóm
Năng suất được ghi lại cho đến khi heo xuất chuồng: trọng lượng từng con, tổng lượng thức ăn tiêu thụ (chỉ tính từ khi 60 ngày tuổi). Mỗi nhóm, chọn 20 con để quan sát tại lò mổ và thực hiện chấm điểm phổi. Ngoài ra, heo được nuôi trong một chuồng ở mỗi nhóm được theo dõi các phản ứng không mong muốn sau khi thực hiện tiêm phòng bằng cách lấy nhiệt độ trực tràng.
.
KẾT QUẢ
Điểm lâm sàng
Phản ứng không mong muốn sau khi tiêm phòng (Post-Vaccination Reactions: PVR) được quan sát thấy trong nhóm 2 và nhóm 5. Trong nhóm 2, hai con sau khi chủng ngừa có biểu hiện khó thở, bồn chồn, nôn mửa và da bị biến sắc. Trong nhóm 5, một con có biểu hiện đứng không vững và tăng tiết nước bọt. Bên cạnh các dấu hiệu đặc trưng của PVR, điểm lâm sàng như chảy nước mũi, ho, khó thở, bồn chồn, biếng ăn sẽ được tính điểm (1 điểm cho mỗi dấu hiệu). Nhiệt độ đo được sẽ biểu thị cơ bản sự khác biệt giữa các vắc-xin giải độc tố + OMP, và giữa vắc-xin giải độc tố và vắc-xin vi khuẩn. Thân nhiệt của heo trên 40oC trong nhóm 2 và nhóm 5 kéo dài hơn.
Biểu đồ 1 Nhiệt độ trực tràng sau mũi đầu tiên
Biểu đồ 2 Nhiệt độ trực tràng sau mũi thứ hai
.
Năng suất
Tăng trọng bình quân ngày (Average Daily Growth: ADG) cũng như hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Rate: FCR) được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2 ADG và FCR trong 5 nhóm
Biểu đồ 3 ADG Cai sữa - Xuất chuồng
Nhóm 3 có năng suất tốt hơn các nhóm còn lại. Trong đó, năng suất của nhóm 3 cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê khi so với nhóm 4. Xu hướng này cũng được quan sát thấy trong điểm bệnh tích.
Biểu đồ 4 Điểm bệnh tích phổi trong 5 nhóm
Về mặt kinh tế, người chăn nuôi ở nhóm 3 sẽ có được lãi suất tốt nhất như các số liệu tính toán được trình bày trong Bảng 3 khi so các giá trị chi phí để tăng trưởng (chi phí / kg của mỗi heo sản xuất). Chi phá này càng thấp thì lợi nhuận càng cao.
Bảng 3 Chi phí tăng trưởng trong mỗi nhóm
Biểu đồ 5 Chi phí / kg của mỗi heo sản xuất
.
THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN
Không giống các vắc-xin giải độc tố đã xuất hiện trước đó (nhóm 2 và nhóm 5), vắc-xin Coglapix® trong nhóm 3 không gây ra các hiện tượng PVR. Điều này được chứng thực qua thời gian xuất hiện thân nhiệt trên 40oC của heo ngắn hơn. Đây là phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm phòng bao gồm thân nhiệt cao hơn mức bình thường (còn gọi là quá mẫn). Vắc-xin vi khuẩn nhóm 1 cũng không gây ra PVR. Thân nhiệt cho thấy sự khác biệt với nhóm đối chứng (nhóm 4) chỉ một giờ sau khi tiêm phòng. Năng suất và điểm bệnh tích phổi ở nhóm sử dụng thử nghiệm vắc-xin Coglapix® đã được cải thiện đáng kể khi so với nhóm đối chứng trong môi trường áp lực App trung bình trong trại (dương tính với IDEXX CHEKIT® Apx IV) và không bùng phát ổ dịch lâm sàng.
Trong thí nghiệm này, vắc-xin Coglapix® do Ceva Santé Animale sản xuất, đã đáp ứng được hai yêu cầu: ít PVR và cải thiện năng suất.
.
Tài liệu tham khảo có thể liên hệ trực tiếp với tác giả Eric BRUNIER qua địa chỉ eric.brunier@ceva.com
(Nguồn: “Axis Special Swine Issue - Asia Pacific” - Tháng Mười Một năm 2009)
.