.
--> Giới thiệu
--> Kết luận
.
COGLAPEST®: SO SÁNH VỚI HAI LOẠI VẮC-XIN SỐNG KHÔNG GÂY BỆNH CÓ CHỨA CHỦNG TRUNG QUỐC
(COGLAPEST®: Comparison With Two Modified Live Vaccines Containing A Chinese Strain)
Tác giả: Eric Brunie, Giám đốc Thị trường khu vực về Heo của Ceva Animal Health Châu Á - Thái Bình Dương
Với sự hợp tác của: Achinee RUNCHAROEN - Giám đốc Thị trường khu vực về Heo của Ceva Animal Health Thái Lan
và Renato BIJASA - Giám đốc Thị trường khu vực về Heo của Ceva Animal Health Philippines
.
GIỚI THIỆU
Như tựa đề, đây là bài viết đề cập đến khả năng sử dụng vắc-xin COGLAPEST® trong chương trình tiêm phòng ở đàn nái nhằm bảo vệ chúng trước bệnh Dịch tả Heo (Classical Swine Fever: CSF hay có tên khác là Hog Cholera) - một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp chăn nuôi heo và bắt buộc phải tiêm phòng. Trên thị trường hiện nay, đang hiện diện nhiều chủng vắc-xin khác nhau của các hãng sản xuất khác nhau, tuy nhiên, hiệu quả thật sự và độ an toàn của các loại này lại không giống nhau. Vì thế, trước khi lựa chọn vắc-xin, cần phải cân nhắc đến các yêu cầu này.
Tại châu Á, CSF thường gây ra dịch bệnh ở tất cả quốc gia có nền chăn nuôi heo (ngoại trừ Nhật Bản). Trong khu vực xảy ra dịch, chỉ có loại vắc-xin sử dụng vi-rút còn sống đã được loại bỏ tác nhân gây bệnh (modified live vaccines: MLV) có thể đem lại hiệu quả như mong đợi. Còn vắc-xin bất hoạt chỉ sử dụng ở vùng chưa bao giờ bị nhiễm bệnh. Trong số các MLV, có nhiều chủng khác nhau đang được sử dụng như chủng Trung Quốc (được sản xuất bằng cách cấy truyền liên tiếp nhiều đời vi-rút trong cơ thể thỏ hoặc qua môi trường tế bào), chủng gpE, chủng K-LOM và chủng Thiversal. Sản phẩm COGLAPEST® của Ceva Animal Health chứa chủng Thiversal. Qua hơn 20 năm hiện diện tại thị trường châu Á, COGLAPEST® đã chứng minh được ưu điểm và hiệu quả của mình, cũng như khả năng bảo vệ kéo dài, hiệu lực đặc biệt cũng như độ an toàn vượt trội. Do đó, đây là lựa chọn hàng đầu ở các trang trại chăn nuôi heo ở Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Mục tiêu của bài viết này là trình bày hai thí nghiệm khác nhau nhằm kiểm tra thật tế khả năng sinh miễn dịch của COGLAPEST® khi so với hai loại MLV khác, cả hai loại này đều là chủng Trung Quốc.
Để xác định khả năng bảo vệ bằng vắc-xin, phương pháp sử dụng là thử nghiệm công cường độc sau khi tiêm phòng. Thử nghiệm này không phù hợp để sử dụng thật tế tại các trang trại nuôi trong điều kiện chăn nuôi bình thường. Khi tiêm phòng chống lại CSF, khả năng bảo vệ nhờ vắc-xin được xác định thông qua mức độ trung hòa kháng thể, và mức này được đo bằng xét nghiệm trung hòa huyết thanh (serum-neutralization test). Phương pháp gián tiếp này cho phép so sánh các loại vắc-xin trong môi trường thật tế chăn nuôi.
.
THÍ NGHIỆM Ở THÁI LAN
Thí nghiệm đầu tiên được thực hiện tại trại heo công nghiệp ở Thái Lan. Trong suốt quá trình mang thai của đàn nái, trại này sử dụng vắc-xin MLV chứa chủng gpE để phòng bệnh CSF. Sau đó, hai nhóm 30 heo con tại thời điểm cai sữa được lựa chọn ngẫu nhiên và nuôi chung với nhau. Mỗi nhóm sẽ được tiêm phòng hai lần với 2ml vắc-xin MLV bằng đường tiêm bắp (IM): tại thời điểm 5 và 7 tuần tuổi. Nhóm đầu tiên (G1) sử dụng COGLAPEST® và nhóm thứ hai (G2) được tiêm vắc-xin chứa chủng Trung Quốc được cấy truyền liên tiếp nhiều đời qua môi trường tế bào. Mẫu máu được thu thập vào thời điểm: 5, 7 và 14 tuần tuổi. Hàm lượng kháng thể chống lại CSF được phân tích bằng xét nghiệm trung hòa huyết thanh.
Vào năm tuần tuổi: Kháng thể đo được vẫn là kháng thể mẹ truyền (maternal derived antibodies: MDA). Tiêm phòng được thực hiện cùng ngày với lấy mẫu, vì thế vẫn chưa kích thích bất kỳ sự miễn dịch nào. Dù vậy, vẫn thấy được sự khác biệt đáng kể giữa G1 và G2 (p = 0.008 với thử nghiệm T). Tại sao lại có sự khác biệt này? Hàm lượng kháng thể không đồng nhất có thể là do hàm lượng kháng thể không đồng nhất của heo nái tại thời điểm sinh hay bởi vì một số heo con không uống sữa đầu một cách đầy đủ. Cần kiểm tra xem tiêm phòng ở heo mẹ đã được thực hiện đầy đủ trong quá trình mang thai hay không, lời giải thích hợp lý nhất có thể là vấn đề tiêu thụ sữa đầu ở heo con. Để tránh rủi ro này, heo con có hàm lượng kháng thể thấp (<3 SN log 2) có nghĩa là nó đã không được uống sữa đầu, vì thế sẽ bị loại bỏ khỏi thí nghiệm. Kết quả lần lượt là G1: 3.67 và G2: 3.53 với p = 0.50 (Biểu đồ 1). Hai nhóm hoàn toàn có thể so sánh với nhau. Các kết quả tiếp theo sẽ đề cập đến hai nhóm sau khi đã loại bỏ heo không đạt yêu cầu.
Biểu đồ 1 Đáp ứng miễn dịch so sánh giữa COGLAPEST® và chủng Trung Quốc khi tiêm phòng vào 5 và 7 tuần tuổi
Thời điểm nào nên tiến hành tiêm phòng vắc-xin? Lúc năm tuần tuổi, số trung bình nhân là 3.55 (cho tất cả heo con ở cả hai nhóm) với độ lệch chuẩn là 0.65. Hàm lượng MDA thấp hơn ngưỡng bất hoạt 5 (pha loãng 32 lần) và cao hơn ngưỡng bảo hộ 3 (pha loãng 8 lần). Vì thế, năm tuần tuổi là thời điểm vô cùng thích hợp để tiêm mũi đầu tiên.
Vào bảy tuần tuổi: Cả hai nhóm vẫn so sánh được với hàm lượng kháng thể ở G1 là 1.93 và G2 là 2.00 (p=0.93) (Biểu đồ 1). Chúng ta thấy rằng sau khi tiêm phòng hai tuần, hàm lượng kháng thể đã giảm khi so sánh với thời điểm khi tiêm phòng lúc 5 tuần tuổi. Điều này là bình thường do MDA tiếp tục suy giảm trong khi kháng thể do vắc-xin kích thích tạo ra lại chưa tăng nhiều đến mức MDA đã có vào lúc 5 tuần tuổi. Đối với việc tiêm phòng CSF bằng MLV, việc tăng kháng thể nên được duy trì cho đến năm tuần sau khi tiêm phòng (trường hợp này là 10 tuần tuổi). Khi xét đến khả năng bảo hộ, sự bảo hộ của vắc-xin với hàm lượng kháng thể nên ở mức 2 SN log2. Cả hai nhóm đều đạt được ngưỡng bảo hộ này.
Vào 14 tuần tuổi: Có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm. G1 có hàm lượng kháng thể là 3.93 trong khi G2 là 1.82 (p=0.05) (Biểu đồ 1) với độ lệch chuẩn cao hơn rõ ràng. Trung bình của G2 dưới ngưỡng bảo vệ của vắc-xin, trong khi G1 có hàm lượng kháng thể tăng vượt qua ngưỡng bảo hộ này. Nếu xét đến tỉ lệ heo con vượt qua được giới hạn này, thì ở G1 là 75% và G2 là 53%.
Tóm lại: So sánh trong điều kiện thật tế thí nghiệm với MLV chứa chủng Trung Quốc được nuôi cấy liên tiếp nhiều đời qua môi trường tế bào, COGLAPEST® cho thấy cùng thời điểm xem xét thì hàm lượng kháng thể khác biệt có ý nghĩa và có tỉ lệ heo con vượt qua ngưỡng bảo hộ nhiều hơn. Chúng ta có thể tin tưởng vào khả năng bảo hộ tốt hơn của COGLAPEST®.
.
THÍ NGHIỆM Ở PHILIPPINES
Thí nghiệm thứ hai được thực hiện tại trại heo công nghiệp 1.500 nái. Nội dung và phương pháp nghiên cứu khá giống với thí nghiệm ở Thái Lan. Trong trại này, heo nái được tiêm phòng 4 tuần trước khi mang thai với MLV chứa chủng Trung Quốc-CL. Hai nhóm 30 heo còn được lựa chọn ngẫu nhiên tại thời điểm cai sữa và được nuôi cùng với nhau. Chúng được tiêm phòng vào 5 và 8 tuần tuổi với vắc-xin MLV phòng CSF như sau: Nhóm 1 (G1) sử dụng COGLAPEST® trong khi Nhóm 2 (G2) được tiêm phòng với vắc-xin chủng Trung Quốc, cùng loại với vắc-xin đã dùng trên heo nái ở trại. Máu được thu thập vào 33, 54, 70, 84, 98 và 112 ngày tuổi. Hàm lượng kháng thể được phân tích bằng xét nghiệm trung hòa huyết thanh. Kết quả dưới đây được biểu hiện dưới dạng SN log2.
Vào năm tuần tuổi: Đối với thí nghiệm, 5 tuần tuổi là thời gian thích hợp để tiêm phòng vì heo con có hàm lượng MDA dưỡi ngưỡng bất hoạt 5. Hơn nữa, khác biệt không có ý nghĩa trong hàm lượng MDA giữa hai nhóm trước khi tiêm phòng.
Biểu đồ 2 Kết quả độ chuẩn SN
Từ 54 ngày tuổi cho đến 112 ngày tuổi: (Biểu đồ 2) Chúng ta đã nhìn thấy hàm lượng kháng thể do vắc-xin kích thích tạo ra trong G1 được tiêm COGLAPEST® cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi xét đến số lượng heo con có hàm lượng kháng thể cao hơn 2 SN log2, thì G1 có hơn 80% heo con cao hơn, trong khi ở G2, tỉ lệ này thấp hơn (Biểu đồ 3).
Biểu đồ 3 Phần trăm heo con có độ chuẩn SN vượt qua ngưỡng 2
.
KẾT LUẬN
Trong cả hai thí nghiệm, khi so sánh với các vắc-xin MLV chứa chủng Trung Quốc, COGLAPEST® kích thích tạo ra hàm lượng kháng thể được phân tích bằng xét nghiệm trung hòa huyết thanh cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê sau khi chủng ngừa và số lượng heo con có hàm lượng kháng thể cao hơn 2 SN log2 cũng nhiều hơn. Vì vậy, COGLAPEST® có thể kích thích tạo ra sự bảo hộ cao hơn ở những thú được tiêm phòng.
.
(Nguồn: “Axis Issue 10 - APVS & VIV Asia - Special Edition" - Tháng Ba 2011)
.
<< Trở lại trang Bệnh Dịch tả Heo (Classical Swine Fever – Hog Cholera)
<< Trở lại trang Các bệnh thường gặp
Last update: 23/10/2018
Chủ đề khác: thí nghiệm csf dịch tả heo so sánh coglapest® vắc-xin tiêm phòng bảo vệ ngăn ngừa