Chất lượng vết tiêm bắp

 

 

...

 

-->Giới thiệu

-->Tầm quan trọng của việc tiêm phòng chính xác

-->Cải thiện chất lượng vết tiêm

-->Kết luận

 

...

 

CHẤT LƯỢNG VẾT TIÊM BẮP

(Quality of Intramuscular injection)

Tác giả: Marcelo PANIAGO, DVM, MSc, MBA, Giám đốc Thị trường khu vực về Gia cầm

Ceva Animal Health Châu Á - Thái Bình Dương

.

Giới thiệu

Để kích thích hệ miễn dịch dịch thể của đàn gà đẻ trước kỳ đẻ trứng, bắt buộc người chăn nuôi phải sử dụng các vắc-xin bất hoạt. Và nhờ miễn dịch bảo hộ có sẵn trong cơ thể sẽ giúp đàn gà sống khỏe mạnh trong suốt quá trình đẻ trứng của chúng. Đối với gà giống, còn phải chú ý đến hàm lượng và độ đồng nhất kháng thể truyền sang đời sau (kháng thể mẹ truyền - MDA).

Các công ty sản xuất vắc-xin đầu tư hàng triệu euro để phát triển và sản xuất các vắc-xin bất hoạt chất lượng cao với hàm lượng chất bổ trợ vừa đủ cùng với nồng độ kháng nguyên cao. Tuy nhiên, các sản phẩm này được sử dụng bằng đường tiêm và kỹ thuật tiêm phòng vẫn được giữ nguyên giống như cách thức các nhà chăn nuôi thường thực hiện trong những năm vừa qua. Không cần phải nói thêm rằng, khi cấp vắc-xin bằng đường tiêm sẽ mang đến một vài thiếu sót được liệt kê như dưới đây:

  • Mỗi vắc-xin bất hoạt cần được tiêm với ống tiêm riêng nên quy trình tiêm phòng dễ gây ra sự mệt mỏi cho nhân công thực hiện. Do đó, chất lượng tiêm phòng sẽ phụ thuộc chủ yếu vào trình độ đào tạo, cũng như mức độ mỏi mệt của nhân viên trong trại.
  • Vi-rút trong vắc-xin bất hoạt không lây lan từ con tiêm phòng sang con không tiêm phòng. Vì thế, những con không được tiêm hay tiêm với liều không đủ sẽ không có lượng kháng thể đủ để bảo hộ.
  • Sử dụng ống tiêm bằng tay rất mất sức và có thể dẫn đến việc tiêm thiếu liều, thấp hơn mức cần thiết.
  • Vị trí tiêm không đúng có thể gây ra các phản ứng mô, ngăn cản quá trình tăng trưởng, làm cho đàn không đồng đều và cuối cùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất trứng.
  • Vấn đề an toàn cho toàn bộ nhân công đảm nhiệm việc tiêm phòng trong trại cũng nên lưu ý. Khi sơ ý tiêm vắc-xin nhũ tương dầu vào tay sẽ gây ra cảm giác đau, và trong một vài trường hợp nguy hiểm hơn, có thể phải cưa bỏ ngón tay bị ảnh hưởng.

Vì tất cả những lý do nói trên, người chăn nuôi gia cầm đang tìm một giải pháp chuyên nghiệp hơn để tiêm đúng vết tiêm bắp cho đàn gà hậu bị trước khi chúng bước vào kỳ đẻ trứng nhằm kích thích gà đáp ứng miễn dịch, từ đó cải thiện kết quả tổng thể của đàn.

^ Đầu trang

.

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng chính xác

Ai cũng biết rằng: khi tiêm vắc-xin bất hoạt chính xác vào cơ thể gà với một liều lượng thích hợp thì đàn gà sẽ tạo được một hàm lượng kháng thể đủ để bảo hộ nó trong suốt quá trình đẻ trứng. Nhất là trong gà giống, còn phải quan tâm đến mức độ truyền kháng thể MDA cao và đồng đều cho đàn gà con một ngày tuổi của chúng.

Tuy nhiên, các tác động bất lợi khi tiêm vắc-xin không chính xác thường không thể hiện rõ ràng ra bên ngoài. Quan trọng hơn, rất khó khăn cho các trại chăn nuôi và những người quản lý trại để đánh giá chất lượng vết tiêm sau khi thực hiện trong trại. Chỉ khi xuất hiện dịch bệnh, mới nghi ngờ đàn gà trong trại không được tiêm vắc-xin trước đó.

Để xem xét chất lượng vết tiêm được thực hiện trong các trại chăn nuôi, Doucet và Guyony (1997) đã lựa chọn ngẫu nhiên 5 gà hậu bị trong các đàn 1.486 con với độ tuổi từ 18 đến 20 tuần tuổi để đếm số lượng gà hậu bị có dấu vết tiêm trên cơ thể. Kết quả được trình bày trong Biểu đồ 1.

Biểu đồ 1 Dấu vết tiêm bắp sau khi thực hiện tiêm phòng với vắc-xin chết

Kết quả trên phản ánh rất chính xác tình hình thật tế hiện nay. Chỉ có 69% đàn gà có dấu vết tiêm vắc-xin trên cả 5 gà hậu bị được lựa chọn. Nói cách khác, đang có 31% hay gần ⅓ đàn tiêm phòng không được tiêm phòng chính xác. Thế nhưng, cuộc khảo sát này không chỉ ra được liều vắc-xin đi vào trong cơ thể gà có đầy đủ hay không?

Trong một thí nghiệm đáng quan tâm khác, tầm quan trọng của kỹ thuật tiêm phòng của người thực hiện trên khả năng sinh miễn dịch của đàn được đánh giá bởi Van Eck (1997). Đàn hậu bị 16,5 tuần tuổi được chia làm hai nhóm. Một nhóm tiến hành tiêm vắc-xin EDS theo cách thông thường (người chăn nuôi trực tiếp thực hiện) và nhóm khác cũng tiêm cùng vắc-xin đó nhưng do những người được huấn luyện tốt thực hiện.

Vắc-xin EDS sử dụng là một sản phẩm bất hoạt và không có bất kỳ đoạn mồi sống nào có thể kích hoạt các phản ứng chuyển đổi huyết thanh. Nói cho dễ hiểu, miễn dịch dịch thể có được là do vắc-xin EDS đưa vào cơ thể gà.

Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) được thực hiện tại 21 và 36 tuần tuổi và kết quả được biểu thị dưới dạng Hiệu giá HI trung bình (log2)Số con có hiệu giá HI thấp hơn 3log2. Kết quả tóm tắt được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1 Kết quả tóm tắt phản ứng HI

Rất đáng chú ý khi đàn tiêm phòng cùng một sản phẩm vắc-xin và được nuôi trong cùng một điều kiện lại có một sự khác biệt đáng kể như bảng trên chỉ bởi vì chất lượng vết tiêm.

So sánh hiệu giá HI ở cả hai nhóm tại thời điểm 36 tuần tuổi, rõ ràng là khi vắc-xin được tiêm chính xác thì quá trình chuyển đổi huyết thanh cao hơn nhiều so với nhóm được tiêm bởi người chăn nuôi. Khi so sánh số gà có hiệu giá HI thấp hơn 3log2 ở hai nhóm, sự khác biệt rất rõ ràng. Ví dụ như tại thời điểm 36 tuần tuổi, gần 50% gà mái (11 trên 24 gà) của nhóm người chăn nuôi thấp hơn ngưỡng bảo hộ. Trong khi đó, ở nhóm người huấn luyện, tất cả gà đều nhận được sự bảo hộ cần thiết.

Hai thí nghiệm trên xác nhận những nghi ngờ xoay quanh chất lượng vết tiêm. Nếu vắc-xin bất hoạt không được đưa chính xác vào cơ thể thì phản ứng chuyển hóa huyết thanh sẽ không thật sự xảy ra.

^ Đầu trang

.

Cải thiện Chất lượng Vết tiêm

Từ những nguyên nhân đã đề cập ở trên, các nhà chăn nuôi đang tìm kiếm một giải pháp để khắc phục những thiếu sót chính trong cách thức tiêm bắp ở trại gà để hoàn thiện được chất lượng tiêm phòng và cuối cùng là cải thiện được năng suất đàn.

Câu trả lời nằm trong thiết bị đầy tính sáng tạo của chúng tôi: máy tiêm IMVAC® do Desvac cung cấp. Thiết bị này cho phép vết tiêm nằm chính xác trên ngực của gà giống và gà hướng trứng. Hơn nữa, máy này được trang bị hai mũi tiêm để sử dụng cho gà từ 12 đến 19 tuần tuổi.

Việc tiêm phòng được thực hiện chính xác nhờ vào khuôn được thiết kế riêng với ba điểm nhận dạng trên thân máy. Khi ba điểm này sáng lên cùng một lúc sẽ báo hiệu quá trình tiêm phòng đã khởi động. Sử dụng máy tiêm IMVAC® bảo đảm việc đặt gà vào máy chính xác và kiểm soát được góc đâm của máy. Ngoài ra, mỗi điểm nhận diện được kết nối với một đèn LED sẽ giúp người sử dụng biết được phần nào của ngực gà đã được tiếp xúc với máy trước khi tiêm phòng.

Một lợi ích thứ hai là giảm thiểu đáng kể nguy cơ gây ra tai nạn cho các nhân viên thao tác máy. Thêm vào đó, sử dụng máy sẽ đếm được số lượng gà trong đàn đã được tiêm phòng hay thậm chí để bảo đảm sự phân bố đều gà hậu bị đã được tiêm phòng trong chuồng.

Vận tốc tiêm phòng nằm trong khoảng 700 đến 1.000 gà một giờ và phụ thuộc chủ yếu vào việc phân bố số lượng gà để tiêm phòng. Máy hoạt động dựa vào áp suất không khí và hai mũi tiêm được kiểm soát độc lập với nhau, vì thế hai vắc-xin có bản chất chất bổ trợ khác nhau hay liều sử dụng khác nhau có thể sử dụng cùng một lúc.

^ Đầu trang

.

Kết luận

Trong ngành đầy sự cạnh tranh với lãi suất bị hạn chế như chăn nuôi gia cầm, thì chắc chắn không có chỗ cho sai lầm. Hơn nữa, chất lượng tiêm phòng rất quan trọng để đàn gà trong trại có được đáp ứng miễn dịch tốt và cải thiện năng suất trong đàn. Trong môi trường nuôi, không thể chấp nhận việc tiếp tục duy trì quy trình tiêm phòng đã biết trước kết quả đạt được không cao.

Vì thế, sử dụng vắc-xin bất hoạt bằng máy tiêm IMVAC® để chắc chắn vết tiêm bắp được thực hiện chính xác là một giải pháp đáng tin cậy để bảo vệ được sức khỏe đàn gà và lãi suất của trại.

^ Đầu trang

 

<< Trở về trang EGGS Program Online

Đầu trang