...
--> Giới thiệu
--> Đặc điểm của trứng ấp, bao gồm các tương tác cùng với điều kiện ấp trứng
--> Chất lượng vật lý của trứng
--> Phát triển phôi tại thời điểm đẻ trứng
--> Thời gian và điều kiện từ khi đẻ trứng cho đến khi bảo quản
--> Điều kiện ấp
--> Nhiệt độ ấp
--> Sự thông gió và nồng độ khí carbonic (CO2)
--> Sự phân bố của thời gian ấp, tỉ lệ nở và mối quan hệ của chúng lên chất lượng gà con
--> Kết luận
...
GÀ CON MỘT NGÀY TUỔI: ĐIỂM MẤU CHỐT GIỮA GÀ GIỐNG VÀ GÀ THỊT
(The day-old chick: a crucial hinge between breeders and broilers)
Tác giả: E.DECUYPERE, K. TONA, V. BRUGGEMAN và F. BAMELIS, Phòng thí nghiệm Sinh lý - Miễn dịch Động vật - Bộ môn Chăn nuôi Gia súc, Viện Nông nghiệp và Áp dụng Khoa học Sinh học - K.U. Leuven, Kasteelpark Arenberg 30, B-3001, Leuven, Bỉ
Từ khóa: Chất lượng gà con; đặc điểm trứng; tỉ lệ nở; điều kiện ấp trứng
.
GIỚI THIỆU
Chất lượng gà-con-một-ngày-tuổi luôn luôn là chỉ tiêu lựa chọn đầu tiên của người chăn nuôi. Trứng nở thành công và chất lượng gà con sản xuất là thước đo cơ bản để đánh giá trại ấp hay máy ấp. Trứng nở thành công và chất lượng gà con sản xuất thường xuyên ảnh hưởng với nhau, có nghĩa là, nếu tỉ lệ nở đạt tối đa thì chất lượng gà con cũng sẽ cao tương ứng. Nhưng cần cân nhắc đến vấn đề: Tỉ lệ nở cao nhất có phải là thước đo cho khả năng sống tốt nhất sau đó, tăng trưởng tốt nhất và chuyển đổi thức ăn hiệu quả nhất hay không? Và giả thiết rằng tỉ lệ nở cao nhất là điều kiện tiên quyết để trứng nở thành công, cũng như chất lượng gà con cao nhất đã chính xác hay chưa? Các vấn đề liên quan đến điều kiện ấp có thể được suy nghĩ theo hướng khác, như: thay đổi bao nhiêu, nếu có, với điều kiện nào trong khu vực ấp thì bảo đảm được tỉ lệ nở tối ưu để có được “chất lượng gà con cao nhất”?
Gà-con-một-ngày-tuổi chất lượng tốt là những con sạch sẽ, khô và không bị bụi hay nhiễm bẩn, đôi mắt sáng và trong, không biến dạng, với rốn hoàn toàn kín và sạch.Túi lòng đỏ hay màng thai không nên xuất hiện ở vùng rốn. Cơ thể phải rắn chắc khi chạm vào, và không nên có dấu hiệu của các bệnh trên đường hô hấp. Nên quan tâm đến môi trường xung quanh gà con và phản ứng của nó trước âm thanh. Chân nên có hình dáng bình thường, không sưng, không có tổn thương trên cổ hay bệnh tích trên da, mỏ nên có hình dạng đồng đều và ngón chân cứng và thẳng (Funk và Irwin, 2955; Raghavan, 1999).
Tại thời điểm bắt đầu viết bài báo này, đã giả định rằng tỉ lệ nở tối đa chính là chất lượng gà con lý tưởng. Để kiểm tra giả thiết này, ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ nở và chất lượng gà con được xem xét, như sau:
(1) Các đặc điểm của trứng ấp;
(2) Các điều kiện trong khi ấp;
(3) Các điều kiện phổ biến giữa việc nở và đặt gà con vào trang trại gà thịt.
Nên đánh giá sự tương tác lẫn nhau của các nhóm nhân tố này, không nên chỉ xem xét đến riêng từng nhóm nhân tố độc lập. Ví dụ như điều kiện tồn tại trong suốt quá trình ấp có thể tương tác với chất lượng trứng hay thời gian trứng nằm trong mấy ấp; các điều kiện sau khi ấp và trước khi nhập gà con vào trang trại có thể phụ thuộc vào thời gian lấy gà con từ máy nở ra ngoài, thời gian ấp càng nhiều thì thời gian bảo quản trứng hay tuổi của gà con hướng thịt sẽ kéo dài hơn.
Vì vậy, phần tổng quan này sẽ tập trung vào sự ấp trứng như một bước quan trọng trong quá trình sản xuất gà-con-một-ngày-tuổi chất lượng cao, hai nhóm nhân tố còn lại sẽ được mô tả ngắn gọn ở phần dưới. Giả định rằng đã có sẵn tất cả các nhân tố hình thành nên nhà máy ấp trại giống tốt, hay nói cách khác, trại đó đã đáp ứng tất cả các nhân tố quan trọng để sản xuất trứng có tỉ lệ nở tốt, như bộ gen của đàn gà (Crittenden và Bohren, 1962), điều kiện trang trại, thức ăn và lượng nước cần thiết cho gà giống trong suốt quá trình tăng trưởng và sản xuất, tuổi của đàn, sức khỏe và sự quản lý những con trống.
.
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRỨNG ẤP, BAO GỒM CÁC TƯƠNG TÁC CÙNG VỚI ĐIỀU KIỆN ẤP TRỨNG
Từ khi trứng được thụ tinh (điểm bắt đầu của phát triển phôi) cho đến nhập gà-con-một-ngày-tuổi vào trang trại nuôi gà thịt, có một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của gà con và quyết định chất lượng cuối cùng. Một trong số chúng có thể được kiểm soát trong khi số khác thì không (Biểu đồ 1). Không phải tất cả các tác nhân này là môi trường. Cũng phải kể đến các yếu tố nội sinh và di truyền góp phần vào các biến đổi của các thông số phát triển và chúng cũng tương tác với các tác nhân môi trường.
Biểu đồ 1 Sự phối hợp của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng gà con từ khi thụ tinh ở buồng trứng cho đến vận chuyển gà con một ngày tuổi đến trang trại nuôi gà thịt
Trong từng giai đoạn phát triển, từ khi thụ thai cho đến khi ấp trứng, cần phải xem xét đến chất lượng vật lý của trứng, giai đoạn phát triển phôi tại thời điểm đẻ trứng, thời gian tiến hành và điều kiện phổ biến giữa sự đẻ trứng và bảo quản và điều kiện ấp trứng.
.
CHẤT LƯỢNG VẬT LÝ CỦA TRỨNG
Chất lượng của trứng bao gồm kích cỡ, hình dạng, màu sắc, sự sạch sẽ, vỏ toàn vẹn và không có dị dạng. Kích cỡ trứng bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân trong quá trình quản lý trại và các yếu tố dinh dưỡng, nhưng dĩ nhiên, cũng bởi độ tuổi (Crittenden và Bohren, 1962; MacLoughlin và Gous năm 1999, Vieira và Moran, năm 1999) và kiểu gen của gà bố mẹ. Kích cỡ trứng rất quan trọng vì nó có mối quan hệ trực tiếp tới kích cỡ gà-con-một-ngày-tuổi (Moran, 1990) vì phôi thai gà chiếm 64 - 70% trọng lượng trứng (Merrit và Gowe, 1965). Hình dạng và màu sắc trứng là đặc trưng di truyền và bị ảnh hưởng từ một số trứng đã nở.
Kích cỡ và hình dạng trứng, cùng với độ xốp của vỏ; chủ yếu ảnh hưởng đến sự mất nước tại một độ ẩm nhất định trong suốt quá trình ấp (Taylor, 1999). Kích cỡ có thể ảnh hưởng bởi nhiệt độ hay sự làm lạnh cần thiết trong suốt tuần cuối cùng của quá trình ấp (Deeming, 1996). Khi phôi có một khối lượng đáng kể, tất cả nhiệt độ bị tiêu tan thông qua bề mặt trứng. Do đó, các đặc tính vật lý của trứng có thể tương tác hoặc ảnh hưởng đến điều kiện cần thiết để có quá trình ấp hoàn hảo.
Các thể vùi của trứng như máu, vết máu hay các điểm thịt chưa biết có ảnh hưởng đến tỉ lệ nở hay không. Sự sạch sẽ của vỏ trứng không chỉ đơn giản là công cụ để biết được sự quản lý ở trang trại giống đã đúng chuẩn hay chưa. Nó còn cho biết tỉ lệ nở sẽ bị mất chất lượng như thế nào khi vỏ trứng bị ô nhiễm hay ảnh hưởng xấu lên chất lượng gà con đó và tỉ lệ sống sẽ thấp vì đây là hệ quả của việc gà con mới nở mang theo một số lượng lớn vi sinh vật gây bệnh bên trong đường hô hấp và các khu vực dinh dưỡng khác. Rửa và tiệt trứng trước khi ấp, dĩ nhiên là phương pháp ngăn ngừa cần thiết, nhưng phải nhớ rằng việc này có thể có tác dụng phụ như làm mất lớp biểu bì và ảnh hưởng đến tỉ lệ nở (Peebles và Brake, 1986).
.
PHÁT TRIỂN PHÔI TẠI THỜI ĐIỂM ĐẺ TRỨNG
Các thay đổi trong giai đoạn phát triển tại thời điểm đẻ trứng đã được nghiên cứu trong một số phòng thí nghiệm (Sturkie và Williams, 1945; Butler, 1991). Sự phát triển của phôi tại thời điểm đẻ trứng được cho rằng là khác nhau giữa các trứng, giữa các dòng di truyền khác nhau, có thể đó là một ảnh hưởng trực tiếp của cấu trúc gen xác định sự phân chia tế bào giai đoạn sớm và sự phát triển giống hệt theo giống loài, cũng như giữa các trứng từ gà bố mẹ có độ tuổi khác nhau. Sau đó, có thể được liên kết gián tiếp với các biến thể trong thời gian di chuyển trong ống dẫn trứng và/hay thân nhiệt của gà mái và có thể bao gồm các yếu tố di truyền và môi trường (Decuypere và Michels, 1992; Shanawany, 1992).
Phôi tại giai đoạn tiền phôi vị (the pre-gastrula stage) của thời điểm đẻ trứng dường như ít có khả năng chịu được quá trình bảo quản kéo dài hơn các trứng đang ở giai đoạn phôi vị (Decuypere và Michels, 1992, Wilson, 1991). Bởi vì xử lý nhiệt hàng ngày trong một vài giờ trước đó và trong suốt quá trình bảo quản trứng có thể đạt được tỉ lệ nở tốt hơn ở các dòng gà thường cho một tỉ lệ nở khá thấp (Decuypere và Michels, 1992), và từ đó có thể suy đoán rằng các trứng này đang ở giai đoạn phôi nang.
.
THỜI GIAN VÀ ĐIỀU KIỆN TỪ KHI ĐẺ TRỨNG CHO ĐẾN KHI BẢO QUẢN
Trứng nên được làm lạnh xuống 27oC khoảng 6 giờ sau khi đẻ trứng. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh cao (cao hơn khoảng nhiệt độ (29oC - 32oC) - khoảng nhiệt độ sinh lý mà da không cảm nhận được độ nóng cũng như độ lạnh), trứng làm mát chậm có thể gặp vấn đề như sự phân chia tế bào chậm và phôi phát triển bất thường. Tình trạng này xuất hiện nếu trứng được thu thập không thường xuyên (trứng nên được thu thập thường xuyên vào các ngày ấm) và giữ độ ẩm trong tổ khi gà mái ngồi đè lên nó và/hay bởi tính chất vật liệu tạo nên tổ (Meijerhof, 1994).
Bảng 1 Giá trị pH và tỉ lệ nở của trứng ấp của giống Ross và giống Cobb theo thời gian bảo quản
Tại thời điểm đẻ trứng, trứng chứa nồng độ khí CO2 cao vượt trội hẳn so với các loại khí khác và sẽ thoát ra ngoài sau khi đẻ và trong suốt quá trình bảo quản, dẫn đến sự gia tăng pH trong lòng trắng trứng. Điều này quan trọng vì các hoạt động phát triển sớm được kiểm soát bởi các enzyme phụ thuộc pH. Sự thiếu hụt khí CO2 quá nhiều làm cho lòng trắng có độ pH quá cao và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự bắt đầu phát triển của phôi. Nếu khí CO2 thoát ra quá thấp, pH của lòng trắng trứng cũng sẽ quá thấp, làm cho trứng “quá sạch” và không nở được, giống như các trứng đã được bảo quản 3 đến 4 ngày (Bảng 1). Quy trình thoát khí CO2 này cũng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và có thể được kích thích bằng cách làm lạnh sau khi đẻ trứng (Lapao và cộng sự, 1999; Tazawa và Whittow, 2000).
.
BẢO QUẢN TRỨNG ẤP
Bảo quản trứng là quy trình thường phải thực hiện sau khi thu thập trứng và là bước cần thiết trong quy trình ấp trứng công nghiệp. Một mức độ nào đó, nên tránh trộn lẫn trứng từ các đàn gà bố mẹ khác nhau, từ các đàn có độ tuổi khác nhau, hay từ các đàn có tình trạng sức khỏe nghi ngờ, để không gây ảnh hưởng đến quá trình bảo quản quá nhiều. Nên nhớ kết quả bảo quản sẽ làm thời gian ấp trứng kéo dài hơn; ví dụ như bảo quản thêm một ngày sẽ làm cho thời gian ấp trứng kéo dài thêm một giờ (Mirosh và Becker, 1974; Muambi et al, 1980; Biểu đồ 1). Do đó, thời điểm bảo quản kéo dài sẽ tăng khoảng thời gian cần thiết để sự nở xảy ra và đây có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ nở tổng số (Muambi và cộng sự, 1982), cũng như chất lượng tổng thể của gà con.
Biểu đồ 1 Thời gian trứng nở (Ht), thời gian gà con mổ vỏ chui ra ngoài (Pt) và khoảng cách giữa hai thời điểm này (Ht-Pt) trong mối quan hệ với thời gian bảo quản trước khi ấp với điều kiện: dưới 12oC và độ ẩm 90-95%.
Một yếu tố quan trọng trong quá trình bảo quản, bên cạnh ẩm độ, chính là nhiệt độ. Giá trị nhiệt độ thường khuyến nghị nằm trong khoảng 13 - 17oC. Trong bất kì trường hợp nào, nhiệt độ của các trứng trước khi bảo quản nên được giữ dưới ngưỡng khoảng nhiệt độ cho phép sự phát triển. Hiện có nhiều tranh luận xoay quanh khoảng nhiệt độ sinh lý, nhưng trong phần thảo luận của bài báo của Decuypere và Michels (1992), khoảng này được cho là nằm trong khoảng 19 đến 28oC. Trong điều kiện thật tế, dường như có mối quan hệ thực nghiệm giữa thời gian bảo quản và nhiệt độ: bảo quản trong thời gian ngắn thì có thể áp dụng nhiệt độ cao hơn mức thông thường (15-16oC) và nếu thời gian bảo quản kéo dài hơn 5 ngày thì nên áp dụng nhiệt độ bảo quản thấp hơn (11-12oC). Tuy nhiên, nếu giá trị tối thiểu của khoảng nhiệt độ sinh lý ít nhất là 19oC, tại sao lại áp dụng nhiệt độ thấp hơn khi trứng được bảo quản trong thời gian kéo dài hơn? Những phát hiện này cho thấy rằng một số điểm đặc biệt, nhưng không phải toàn cầu hay đại đa số, sự phát triển có thể diễn ra tại nhiệt độ dưới-ngưỡng. Nếu điều này không tỉ lệ với quy trình phát triển vượt ra khỏi một số giai đoạn, có thể ảnh hưởng đến sự sống sót của phôi (Decuypere và Michels, 1992). Điều này cũng giống với các quan sát khi xử lý nhiệt định kì trong suốt quá trình dài có thể cải thiện tỉ lệ nở vì cho phép phôi giảm sự phát triển không cân xứng (Wilson, 1991). Hơn nữa, bảo quản kéo dài có thể tương tác với giai đoạn phát triển tại thời điểm đẻ trứng, như các đề cập trước đó, do đó cho kết quả tốt hơn hoặc tệ hơn phụ thuộc vào áp lực gặp phải hay độ tuổi của gà giống bố mẹ hay điều kiện môi trường. Các tương tác này hiện đang được nghiên cứu thêm trong phòng nghiên cứu của chúng tôi.
.
ĐIỀU KIỆN ẤP
Hiện nay, máy ấp có hai loại là máy ấp một giai đoạn và máy ấp nhiều giai đoạn. Xét khía cạnh ngăn ngừa bệnh, máy ấp một giai đoạn cho kết quả tốt hơn vì ưu điểm thường xuyên báo cáo của chúng, cho phép một nhóm trứng cụ thể được hưởng điều kiện ấp tối ưu. Thật tế là chúng lại không cho thấy các đặc điểm chi tiết cần thiết để trứng trong một lần ấp ở các giai đoạn ấp trứng khác nhau được điều chỉnh nhiều lựa chọn ấp khác nhau và không thể biết được một số yếu tố (như bộ gen, độ tuổi gà bố mẹ, chất lượng trứng, điều kiện bảo quản) có tương tác với điều kiện ấp hay không.
.
NHIỆT ĐỘ ẤP
Nhiệt độ môi trường cao nhất để có tỉ lệ nở cao nhất nằm trong khoảng 37 đến 38oC, giá trị này được dựa trên đường cong hình chuông nổi tiếng của Barott (1937). Phương trình chỉ ra rằng nhiệt độ tối ưu nên đượcáp dụng sau đó là 37.8oC. Tuy nhiên, câu hỏi còn lại là làm thế nào để có thể thu hẹp khoảng nhiệt độ hay nên tuân theo một thứ tự thế nào để có được tỉ lệ nở hoàn hảo? Câu trả lời cho câu hỏi này là có ý nghĩa thực tế trên gradient nhiệt độ xảy ra trong các máy đặt trứng, và chúng bị ảnh hưởng thế nào dưới tác động của các yếu tố như kích cỡ trứng, cách thức chúng được lắp vào, vị trí các khay, tỉ lệ thông gió và không gian giữa các trứng. Thông thường, nhiệt độ không nên được phép biến động hơn 0.3oC từ khi đạt đỉnh, do đó nên xác định giới hạn trên và dưới của nhiệt độ ấp tối ưu. Tuy nhiên, khả năng chịu được sai lệch trong nhiệt độ tiêu chuẩn 37.8oC là phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với những sai lệch (Thompson và cộng sự, 1976) và của giai đoạn phát triển. Một số giai đoạn được tìm thấy nhiều hơn và ít nhạy cảm hơn các giai đoạn khác (Ande và Wilson, 1981). Khả năng chịu đựng được tìm thấy là cao hơn đối với nhiệt độ dưới 37.8oC khi so với những điều trên. Áp lực gặp phải và khác biệt giống gà cũng tác động đến độ biến thiên của khả năng chịu đựng trong nhiệt độ tiêu chuẩn và nhiệt độ biến động xảy ra trong suốt quá trình ấp (Thompson và cộng sự, 1976; Ande và Wilson, 1981; Decuypere và Michels, 1992). Từ các kết quả này, có thể kết luận rằng sự chọn lọc các đàn gà địa phương để sản xuất trứng so sánh với sản xuất thịt có thể làm thay đổi phạm vi tối ưu của các điều kiện ấp trứng với sự tuân thủ nhiệt độ và các yếu tố khác.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra (và đã được đề cập trong phần giới thiệu), với nhiệt độ nào thì có tỉ lệ nở tốt nhất, cũng như đồng thời tạo ra được chất lượng gà con cao nhất. Nên nhớ rằng, quá trình tạo phôi giữa các trứng là không đồng nhất; không giống như quá trình tăng trưởng cơ thể, cũng không giống quá trình phát triển các hệ thống chức năng. Thêm vào đó, sự sai lệch về nhiệt độ trong quá trình ấp cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo phôi, do đó, phát triển phôi tỉ lệ với thời gian giới hạn, và tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng. Điều này cũng ảnh hưởng đến quy trình chức năng của phôi và gà theo các cách khác nhau, phụ thuộc vào giai đoạn khi sự sai biệt nhiệt độ xuất hiện. Ví dụ như có thể được tìm thấy dưới đây:
- Nhiệt độ và sự đẳng nhiệt: nhiệt độ ấp trứng được tìm thấy có ảnh hưởng đến thân nhiệt sau khi sinh (Biểu đồ 2) và do đó trong suốt quá trình điều hòa thân nhiệt. Tiếp xúc với nhiệt độ thấp (33.5oC) trong suốt thời điểm cuối cùng của quá trình ấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nhiệt sau khi nở (Decuypere, 1984; Minne và Decuypere, 1984).
Biểu đồ 2 Ảnh hưởng của việc xử lý nhiệt đến 39oC trong vòng 3 giờ một ngày từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20 của quá trình ấp lên nhiệt độ cơ thể gà con sau khi nở bằng cách xem xét gà 6 tuần tuổi được đặt ở nơi có nhiệt độ dưới 40oC và độ ẩm tương đối 80% trong vòng 4 giờ. Nguồn: Meijerholf (kết quả chưa được công bố)
- Nhiệt độ và sự phát triển nội tiết tố (như tính nhạy cảm với áp lực): phôi gà con tiếp xúc định kì với cái lạnh trong giai đoạn từ ngày 13 đến ngày 19 của quá trình ấp sẽ thay đổi phản ứng xảy ra sau khi tiếp xúc với áp lực 8 tuần sau khi nở (Avrutina và Kisljuk, 1982; Avrutina và cộng sự, 1995) bằng cách thay đổi chức năng nội tiết sau khi nở (Nvota và cộng sự, 1980; Decuypere và cộng sự, 1988). Xử lý nhiệt trong suốt quá trình ấp làm giảm thyroxine (T4) trong huyết tương và nồng độ corticosterone ở các gà 40 ngày sau khi nở (Iqbal và cộng sự, 1989, 1990).
- Nhiệt độ và tăng trưởng: nhiệt độ ấp không chỉ quan trọng cho tỉ lệ nở mà còn cho sự phát triển sau khi nở của gà con (Romanoff, 1935, 1936). Tiếp xúc định kì với nhiệt độ thấp (33.5oC) trong quý cuối cùng của quá trình ấp sẽ kích thích tăng trưởng sau khi nở (Decuypere và cộng sự, 1979; Nvota và cộng sự, 1980; Kuhn và cộng sự, 1982). Trong khi xử lý nhiệt độ định kì, trong suốt 10 ngày đầu hay 10 ngày cuối của quá trình ấp (39oC) sẽ cải thiện hiệu quả thức ăn, trọng lượng cở thể không bị ảnh hưởng (Abd El Azim, 1991).
Nhiệm vụ khó khăn chính là tỉ lệ nở nên được thay đổi hay nên giữ nguyên như vậy.
.
SỰ THÔNG GIÓ VÀ NỒNG ĐỘ KHÍ CARBONIC (CO2)
Theo Brian (2000), nồng độ khí CO2 là 0.1 đến 0.4 là tối ưu trong máy ấp nhiều giai đoạn (điều này được giới thiệu với ngưỡng chịu đựng là 300%‼). Nó tăng từ 0.5% đến 0.8% trong máy nở (với ngưỡng là 60%), gần với giới hạn khả năng sống của gà con. Một số bằng chứng cho thấy kết quả tốt nhất có thể đạt được trong máy ấp một giai đoạn nếu nồng độ khí CO2 trong suốt giai đoạn đầu là 0 - 0.6% (Tazawa, 1980a; Tullett và Burton, 1986; Okuda và Tazawa, 1988). Nhiều người tin rằng nồng độ này hoạt động như một chất kích thích đến sự phát triển của phôi giai đoạn đầu, nhưng nó cũng làm tăng nhẹ độ pH trong các giai đoạn đầu này (Tullett, 1990), do đó kích thích hoạt động một số enzyme trong suốt giai đoạn này.
Trong toàn bộ quá trình ấp, một số hoạt động của enzyme bị kích thích trong biên độ nhẹ có sự ảnh hưởng không đáng kể, mặc dù nên lưu ý rằng tất cả thời điểm có nồng độ cao sẽ gây nguy hiểm cho khả năng sống của phôi (Tullett, 1990). Rõ ràng có sự thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này và các quy định để đạt được nồng độ khí CO2 tối ưu vẫn được coi là vấn đề trong thực tế.
.
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN BẢO QUẢN VÀ VIỆC XOAY TRỨNG TRONG QUÁ TRÌNH ẤP TRÊN CHỈ TIÊU THỞI GIAN NỞ VÀ CHẤT LƯỢNG GÀ CON
Theo kinh nghiệm, mối quan hệ giữa các loài khác nhau là:
I = 12 x egg (0.22)
và I x MO2 = c x egg
Trong đó:
- I là thời điểm ấp trứng,
- egg là khối lượng trứng tươi được đo bằng gam,
- MO2 là thông lượng khí O2 với đơn vị là ml / ngày
- c là một hằng số
Điều này cho thấy rằng, đối với khối lượng trứng nhất định, một quả trứng tiêu thụ khí oxy ít hơn ở giai đoạn bình ổn (the plateau stage) sẽ cần thời gian ấp trứng dài hơn. Nếu mối quan hệ này tiếp tục được xác định trong một loài, nó có thể có những hậu quả sau đây:
- Nếu MO2 ở giai đoạn bình ổn phù hợp với độ dẫn nhiệt của vỏ, thì đối với khối lượng trứng cho trước, một trứng có độ dẫn nhiệt của vỏ thấp hơn sẽ cần thời gian ấp dài hơn (Okuda và Tazawa, 1988; Tullett, 1990; Ancel và Visschedijk, 1993).
- Vì thời gian trước khi ấp trứng kéo dài đã làm giảm MO2 (Haque và cộng sự, 1996), thời gian bảo quản kéo dài (1, 2 hay 3 tuần) sẽ dẫn đến hệ quả là thời gian ấp trứng sẽ dài hơn.
Kết quả của Haque và cộng sự (1996) đã minh họa cho mối quan hệ giữa sự bảo quản và MO2 tại giai đoạn bình ổn. Thật tế là thời gian bảo quản dài hơn thường dẫn đến nồng độ T3 giảm khi nở (Muambi và cộng sự, 1982) có thể liên kết với thời gian ấp trứng kéo dài (T3 là chất kích thích quan trọng để nở). Nó cũng củng cố giả thiết của MO2 thấp hơn tại giai đoạn bình ổn như một chức năng của thời gian bảo quản, vì MO2 có mối liên hệ với sự hình thành hóc-môn thyroid.
Đối với gà, giai đoạn quan trọng vì thiếu xoay trứng nằm trong khoảng 3 đến 7 ngày của quá trình ấp (Deeming, 1990; 1991). Xoay trứng sai có thể gây tác động tiêu cực về trao đổi khí qua lớp màng đệm túi niệu; lòng trắng không được hấp thu nằm giữa lớp màng đệm túi niệu và lớp màng vỏ bên trong, do đó làm giảm sự trao đổi khí, giảm áp lực oxy động mạch (paO2) của phôi cuối và tăng giá trị haematocrit (Deeming, 1989a và b; Wilson, 1991). Ngoài ra, MO2 của trứng chưa xoay sẽ thấp (Tazawa, 1980b). Tất cả điều này có thể dẫn đến sự gia tăng thời gian ấp trứng và giảm tỉ lệ nở. Ngay cả khi trứng đã nở, vẫn có sự tăng mức độ nhạy cảm trong suốt quá trình phát triển sau này của gà con khi nhiễm phải bệnh cổ trướng và hội chứng tim tròn. Mối quan hệ giữa độ dài của thời điểm ấp trứng và các thông số khác có liên quan đến quá trình ấp cũng được chứng minh trong phôi của loài có nhạy cảm với bệnh cổ trướng (Buys và cộng sự, 1998).
.
SỰ PHÂN BỐ CỦA THỜI GIAN ẤP, TỈ LỆ NỞ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG LÊN CHẤT LƯỢNG GÀ CON
Thời điểm nở sớm hay trễ hơn dự kiến có thể ảnh hưởng (và làm giảm) tỉ lệ nở trong lịch trình quản lý cố định khi thời gian ấp trứng được quy định chính xác là 21 ngày. Quá trình ấp kéo dài, nhằm tối ưu chất lượng gà-con-một-ngày-tuổi hay chọn nơi thích hợp để nuôi gà, hiện giờ nên cân nhắc nhiều hơn vì thực tế đã chứng mình rằng bất kì sự chậm trễ trong việc cấp thức ăn và/hay nước uống (thức ăn quan trọng hơn nước uống) sau khi nở sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thông số hiệu suất của gà. Sau khi nở, gà con có thể dùng túi lòng đỏ còn sót lại, dù cho sử dụng túi lòng đỏ chưa tiêu này bị trì hoãn khi chúng không được ăn (Vieira, 1999). Sự phát triển của hệ thống tiêu hóa bị giảm thiểu khi chúng không được cho ăn, và đây có thể liên quan đến hiện tượng trì hoãn sử dụng túi lòng đỏ (Dibner, 1999). Sự trao đổi chất thấp hơn, sự chậm trễ xảy ra trong quá trình phát triển các hệ thống enzyme kiểm soát quá trình trao đổi chất (ví dụ như hệ thống deiodination và kích hoạt con đường T3), và sự phát triển của hệ thống miễn dịch có thể bị trì trệ. Hơn nữa, sự hấp thu kháng thể IgG do lòng đỏ cung cấp, trong ngày đầu tiên sau khi nở cũng sẽ chậm hơn (Dibner, 1999).
Vì gà con sau khi nở phải tự mình sống sót (không còn được trứng bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng), chúng sẽ gần như ngay lập tức tìm kiếm thức ăn sau khi nở và bắt đầu tăng trưởng, trong khi máy ấp không hề có thức ăn. Hậu quả có thể dẫn đến là trọng lượng cơ thể chúng giảm và hiệu suất tổng thể của gà thịt sau đó cũng giảm (Noy và Sklan, 1999).
Trong điều kiện thật tế, ít nhất sau 36 - 48 giờ sau khi nở, gà con mới được cho ăn và trong thời gian này, trọng lượng cơ thể của chúng đã giảm nhanh chóng (Noy và Sklan, 1999; Pinchasov và Noy, 1993).
Đầu tiên, nên mở cửa máy nở (24 - 36 giờ) hay kéo dài thời gian ấp trễ và nở sớm. Trứng đem ấp không đồng nhất hay ở các giai đoạn phát triển khác nhau đã ảnh hưởng đến điều này. Ví dụ như, trứng từ gà mái già sẽ nở sớm hơn các gà mái trẻ hơn trong đàn và các gà con từ trứng nhỏ hơn (trong đàn gà giống có độ tuổi như nhau) sẽ nở sớm hơn các trứng lớn hơn. Do đó, kích cỡ trứng và độ tuổi của đàn gà giống có sự ảnh hưởng riêng biệt nhau đến quá trình ấp, mặc dù gà già thường đẻ trứng lớn hơn. Trộn lẫn các trứng từ các điều kiện bảo quản khác nhau hay thời điểm bảo quản khác nhau và các sai biệt khác trong máy ấp (như gradient nhiệt độ) có thể ảnh hưởng đến thời điểm nở. Thời điểm nở sẽ kéo dài khi có nhiều gà con không được cho ăn hay uống trong thời gian dài.
Thứ hai, thời gian cần trong trại ấp và thời gian cần thiết để vận chuyển gà đến trang trại (cùng với các điều kiện trong suốt quá trình vận chuyển) có thể liên quan đến khoảng thời gian giữ gà trong trại ấp và sự trì hoãn cung cấp thức ăn và nước uống. Hơn nữa, sự tương tác giữa sự trì hoãn từ khi nở cho đến khi cung cấp thức ăn và nước có thể ảnh hưởng đến kích cỡ trứng. Gà con có kích thước nhỏ phải được lấy ra khỏi máy nở và cho ăn càng sớm càng tốt vì chúng có túi lòng đỏ chưa tiêu khá nhỏ tương ứng.
.
KẾT LUẬN
Có thể kết luận rằng điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, tỉ lệ thông gió và nồng độ khí CO2) có sự tương tác với nhau, mặc dù mỗi yếu tố có ảnh hưởng nhất định trên tỉ lệ nở và chất lượng gà con. Khi mỗi yếu tố đạt được sự tối ưu có thể tạo nên sự khác biệt trên các trứng ấp. Ngoài ra, cũng có một số nghi ngờ đối với ý kiến cho rằng: tỉ lệ nở cao nhất luôn là chỉ số tốt nhất cho các thông số khác như chất lượng gà con và/hay tính biến thiên của gà con sau khi nở, nhưng dù sao đi nữa thì tỉ lệ nở tối ưu vẫn là điều kiện tiên quyết để có được quá trình ấp thành công. Theo quan điểm của một số nghiên cứu sinh lý gần đây, cùng với những cơ hội mới để kiểm soát kỹ thuật (kiểm soát độc lập cũng như kiểm soát nhiều hơn các biến đổi trong các điều kiện vật lý cổ điển trong máy ấp) để cải thiện tỉ lệ nở, cần xem xét đỉnh nở và chất lượng gà con.
.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ABD EL AZIM, A. (1991) Effect of periodic cooling and warming of incubating chicken eggs on hatchability, postnatal growth and heat stress tolerance. PhD Thesis, Cairo University
ANCEL, A. and VISSCHEDIJK, A.H.J. (1993) Respiratory exchanges in the incubated egg of the domestic guinea fowl. Respiration Physiology 91: 31-42
ANDE, T.B and WILSON, H.R. (1981) Hatchability of chicken embryos exposed to acute high temperature stress at various ages. Poultry Science 60: 1561-1566
AVARUTINA, A.J. and KISLJUK,S.M. (1982) Formation of the reaction of hypothalamic-hypophyseal-adrenocortical system to cooling during chick embryogenesis. Ontogenesis 13: 404-408
AVARUTINA ,A.J., GALPERN,I.L. and KISLJUK, S.M. (1985) Stimulation of adrenals during the critical periods of development and production in folks. World’s Poultry Science Journal 41: 108-114
BAROTT, H.G. (1937) Effects of temperature, humidity and others factors on hatch of eggs and on energy metabolism of chick embryos. US Departmental Agricultural Technical Bulletin 553: 1-45
BRIAN, H. (2000) Incubation, the physical requirements. International Hatchery Practice 14: 25
BUTLER, D.E. (1991) Egg handling and storage at the farm and the hatchery. In: Avian Incubation (Tullett,S.G.,Ed.) Butterworths, London, pp. 195-203
BUYS, N., DEWIL, E., GONZALES, E. and DECUYPERE, E. (1998) Different CO2 levels during incubation interact with hatching time and ascites susceptibility in two broiler lines selected for different growth rate. Avian Pathology 27: 605-612
CRITTENDEN, L.B. and BOHREN, B.B. (1962) The effects of current egg production, time in production, age of pullet, and inbreeding on hatchability and hatching time. Poultry Science 41: 426-433
DECUYPERE, E. (1984) Incubation temperature in relation to postnatal performance in chickens. Archiv fur Experimentalle Veterinarmedizin 38: 439-449
DECUYPERE, E. and MICHELS, H. (1992) Incubation temperature as a management tool: a review. World’s Poultry Science Journal 48: 27-38
DECUYPERE, E., NOUWEN, E.J.,KUHN, E.R., GEERS, H. and MICHELS, H. (1979) Indohormones in the serum of chick embryos and pos-hatching chickens as influenced by incubation temperature. Relationship with the hatching process and thermogenesis.Annual de Biologie Animal et Biochemie Biophysique 19: 1713-1723
DECUYPERE, E., IQBAL, A., MICHELS, H., KUHN, E.R., SCHNEIDER, R. and ABD EL AZIM, A. (1988) Thyroid hormone response to thyrotropin releasing hormone after cold treatment during pre- and postnatal development in the domestic fowl. Hormone and Metabolism Research 20: 484-489
DEEMING, D. C. (1989A) Characteristics of unturned eggs: critical period, retarded embryonic growth and poor albumen utilisation. British Poultry Science 30: 239-249
DEEMING, D. C. (1989B ) Importance of sub-embryonic fluid and albumen in the embryo’s response to turning of the egg during incubation. British Poultry Science 30: 239-249
DEEMING, D. C. (1990) Turning helps hatchability. Poultry Misset 4: 27
DEEMING, D. C. (1991) Reasons for the dichotomy in egg turning in birds and reptiles. In: Egg Incubation: Its Effects on Embryonic Development in Birds and Reptiles( Deeming D.C. and Ferguson W.J., Eds), Cambridge University Press, Cambridge, pp. 307-323
DEEMING, D. C. (1996) Large eggs: an incubation challenge. Poultry International 35: 50-54
DIBNER,J. (1999) Feeding hatching poultry: avoid any delay. Feed International December 1999:30-34
FUNK, M.E. and IRWIN, M. R. (1955) Hatchery Operation and Management. John Willey & Sons Inc., New York
HAQUE, M.A., PEARSON, J.T., HOU, P.-D.L. and TAZAWA, H. (1996) Effects of pre-incubating egg storage on embryonic functions and growth. Repiration Physiology 103: 89-98
IQBAL, A., DECUYPERE, E. KUHN, E.R. and ABD EL AZIM, A. (1989) Plasma iodohormone concentrations in early and late hatched chicks incubated at different temperatures. Medical Science Research 17: 269-270
IQBAL, A., DECUYPERE,E. ABD EL AZIM, A. and KUHN, E.R. (1990) Pre- and pos-hatch high temperature exposure affects the thyroid hormones and corticosterone response to acute heat stress in growing chicken (Gallus domesticus). Journal of Thermal Biology 15: 149-153
KUHN, E.R., DECUYPERE, E., COLEN, L.M. and MICHELS, H. (1982) Post hatch growth and development of circadian rhythm for thyroid hormones in chicks incubated at different temperatures. Poultry Science 61: 540-549
LAPAO, C., GAMA, L.T. and SOARES, M.C. (1999) Effects of broiler breeder age and lengh of egg storage on albumen characteristics and hatchability. Poultry Science 78: 640-645
McLOUGHLIN, L. And GOUS, R.M. (1999) The effect of egg size on pre- and post-natal growth of broiler chickens. World Poultry 15: 34-38
MEIJERHOF, R. (1994) Theoretical and empirical studies on temperature and moisture loss of hatching eggs during the pre-incubation period. PhD Thesis, Landbuowunicersiteit te Wageningen, The Nederlands
MERRIT, E.S. and GOWE, R.S. (1965) Post embryonic growth in relation to egg weight. Poultry Science 44: 477-480
MINNE, B. and DECUYPERE, E. (1984) Effects of late prenatal temperatures on some thermoregulatory aspects in young chickens. Archiv fur Experimentalle Veterinarmedizin 38: 374-383
MIROSH, L.W. and BECKER, W. A. (1974) Storage and incubation temperature effects on hatching time of coturnix quail eggs. Poultry Science 53: 432-434
MORAN JR, E.T. (1990) Effects of weight, glucose administration at hatch, and delayed access to feed and water on the poult at 2 weeks of age. Poultry Science 69: 1718-1723
MUAMBI, S., DECUYPERE, E. and MICHELS, H. (1980) Influence de la duree de conservation des oeufs sur la duree d’incubation, le taux d’eclosion et la croissance postnatale chez la rate de volaille “Rhode Island Red”. Reveu Zairose des Sciences Nucleaires 1: 65-83
MUAMBI, S., DECUYPERE, E . and MICHELS, H. (1982) Influence du stockage des oeufs a couver sur la duree d’incubation et le taux serique d’hormone thyroidiennes chez l’embryon du poulet. Reprodution, Nutrition, Developm,ent 21: 585-589
NOY, Y. and SKLAN, D. (1999) Energy utilization in newly hatched chicks. Poultry Science 78: 1750-1756
NVOTA, J., VYBOH, P., JURANI, M., LAMOSOVA,D.,BODA,K and BAROSKOVA,Z. (1980) The influence of environment in the early ontogenesis on the development of endocrine functions and body growth in fowls. Proceedings of the 28th International Congress of Physiological Science ,p.616A
OKUDA, A. and TAZAWA, H. (1988) Gas exchange and development of chicken embryos with widely altered shell conductance from the beginning of incubation. Respiration Physiology 74: 187-198
PEEBLES, E.D. and BRAKE, J. (1986) The role of the cuticle in water vapor conductance by the eggshell of broiler breeders. Poultry Science 65: 1034-1039
PINCHASOV, Y. and NOY, Y. (1993) Comparision of post-hatch holding time and subsequent early performance of broiler chicks and turkey poults. British Poultry Science 34: 111-120
RAGHAVAN, V. (1999) Give day-old chicks the best start. World Poultry 15: 28-29
ROMANOFF, A. L. (1935) Influence of incubation temperature on the hatchability of eggs, postnatal and growth and survival of turkeys. Journal of Agricultural Science 25: 318-325
ROMANOFF,A.L. (1936) Effects of different temperature in the incubator on the prenatal and postnatal development of the chick. Poultry Science 15: 311-315
SHANAWANY, M. M. (1992) Identifying the causes of hatching failure. World Poultry 8: 57-59
STURKIE, P. D. and WILLIAMS, A. G. (1945) Studies on pregatrular development, early embryonic development and hatchability of prematurely laid eggs of the hen. Poultry Science 24: 546-554
TAYLOR, G. (1999) High-yield breeds require special incubation. World Poultry 15: 27-29
TAZAWA, H. (1980a) Oxygen and CO2 exchange and acid-base regulation in the avian embryo. American Zoology 20: 395-404
TAZAWA, H. (1980b) Adverse effect of failure to turn the avian egg on embryo oxygen exchange. Respiration Physiology 41: 137-142
TAZAWA, H. and WHITTOW, G. C. (2000) Incubation physiology. In: Sturkie’s Avian Physiology (Whittow G.C., Ed.), Academic Press, London, pp. 617-634
THOMPSON, J.B., WILSON, H.R. and VOITLE, R.A. (1976) Influence of high temperature stress of 16-day embryos on subsequent hatchability. Poultry Science 55: 892-894
TULLET, S.G. (1990) Science and the art of incubation. Poultry Science 69: 1-15
TULLET, S. G. and BURTON, F.G. (1996) The recent reawakening of interest in bird physiology particularly eggs. eggshell porosity and embryonic respiration. Wissenschaftliche Zeitschrift der Humbolt-Universitat zu Berlin, Mathematisch-Naturwissenschaftliche Reihe 35: 273-284
VIEIRA, S.L. (1999) Feeding the newly-hatched broiler chick. World Poultry15: 17-18
VIEIRA, S.L. and MORAN Jr, E.T. (1999) Effects of age of origin and chick post-hatch nutrition on broiler live performance and meat yields. World’s Poultry Science Journal 55: 125-142
WILSON, H.R. (1991) Physiological requirements of the developing embryo: temperature and turning. In: Avian Incubation (Tullett, S.G.,Ed.), Butterworth-Heinemann, London, pp. 145-156